09/04/2018
Những khó khăn lớn đối với học sinh trong môn toán 11
Kỳ thi THPT là một chướng ngại vật lớn mà học sinh phải vượt qua sau 12 đèn sách và môn Toán được xác định là môn thi chính, do vậy để đạt kết quả tốt cần nắm chắc kiến thức từ lớp 11.
Những phần kiến thức trọng tâm của toán 11
Bắt đầu từ năm nay đề thi toán THPT quốc gia sẽ đưa chương trình toán 11 vào trong đề thi do đó để đạt kết quả tốt các em buộc phải nắm vững kiến thức của toán 11 và 12. Theo đánh giá của nhiều thầy cô có chuyên môn thì kiến thức của lớp 11 còn là tiền đề hỗ trợ cho rất nhiều kiến thức lớp 12 như:
- Phần đại số: các em phải nắm chắc tổ hợp xác xuất, giới hạn, đạo hàm giải hệ phương trình…hầu hết trong các đề thi mỗi năm đều “quen mặt” với những loại câu hỏi này.
- Phần hình học: lớp 11 có rất nhiều dạng bài gây khó khăn cho học sinh như lượng giác, đường thẳng, mặt thẳng, vector không gian. Tất cả những nội dung trên chắc chắn sẽ có mặt và có liên quan đến đề thi tốt nghiệp cũng như đại học. Vì thế nắm vững kiến thức của những chương trình học này giúp các em ôm chọn được số điểm của câu hỏi đó.
Để học tốt được môn toán các em cần vạch ra chiến lược cụ thể trong quá trình ôn tập
Những trở ngại lớn khi học môn toán lớp 11 mà học sinh gặp phải
Nhiều học sinh dù đã cố gắng chú tâm vào học cũng như sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để “tẩm bổ” lượng kiến thức nhưng lực học vẫn không mấy được cải thiện. Vậy nguyên nhân là do đâu?
- Học sinh không nắm vững kiến thức cũ: Toán học là một chuỗi liên kết có liên quan với nhau cho nên nếu không nắm bắt vững các kiến thức từ lớp 8 – 10 sẽ gây trở ngại lớn cho quá trình học tập. Để nâng cao kiến thức các em có thể luyện làm đề thi, chú trọng vào phần kiến thức đọc thêm để từ đó nâng cao kỹ năng làm bài.
- Phương pháp học không hiệu quả: Muốn học toán giỏi phải có phương pháp tiếp thu tốt nhưng không phải học sinh nào cũng có thể làm được. Cho nên rất cần người hướng dẫn hỗ trợ các em tìm ra cách học tốt nhất.
- Thiếu tự tin với khả năng làm toán: Nhiều em thường cho rằng không có thời gian học toán, phải học các môn khác, không thông minh bằng bạn khác, sợ toán, sợ các con số,… Tất cả đều là do sự tự ti, mất niềm tin vào bản thân dẫn đến chán ghét không muốn học toán.
- Chịu áp lực lớn, căng thẳng, stress: Gia đình gây áp lực cho học sinh, bắt buộc các em phải đạt điểm toán cao, quá trình học tập tại lớp căng thẳng khi phải tiếp thu khối lượng lớn kiến thức.Từ đó khiến các em mệt mỏi, chán nản, tình hình học tập càng sa sút.
Khi đã tháo được “nút thắt” về vấn đề toán 11 các em cần có chiến lược ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT quốc gia.
Nguồn: toancap3.com