Những sai lầm gây “mất điểm oan” trong quá trình ôn thi môn Toán
Biết được cách ôn tập môn Toán đúng đắn không chỉ giúp các thí sinh đạt kết quả cao trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 mà còn làm đơn giản hóa đi rất nhiều kiến thức thực tế.
Môn Toán là một trong những môn thi bắt buộc trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, vì thế mà có rất nhiều thí sinh gầy công ôn luyện nhưng kết quả vẫn không cao, phải chăng đó là do cách ôn luyện môn Toán không đúng đắn, dẫn đến tình trạng mất điểm oan. Vì thế, hôm nay một số thầy cô giảng dạy môn Toán lớp 12 tại Trường THPT tại tỉnh Phú Thọ sẽ hướng dẫn các thí sinh lên kế hoạch luyện tập phù hợp tránh được một số lỗi thường xảy ra.
Tóm tắt
Sai lầm 1: Tìm đề lạ + khó mà làm
Các thí sinh không nên đặt quá nặng vấn đề thi THPT Quốc gia, bởi vì kiến thức khi đã gộp cả 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học là một thì lượng kiến thức tương đối “mềm”, theo đó kiến thức cũng sẽ nằm gọn trong chương trình Sách giáo khoa, những câu hỏi mở rộng thì sẽ dành để phân loại cho những thí sinh có học lực Khá, giỏi và trung bình. Chính vì vậy, các thí sinh nên tập trung vào những bài tập quen thuộc, hệ thống lại những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Khi làm bài thí thì cần làm những câu hỏi dễ để “ăn điểm” trước, tránh mất quá nhiều thời gian cho những câu hỏi khó mà không còn thời gian làm những câu hỏi đơn giản để lấy điểm.
Sai lầm 2: Công thức không tự nhiên có sẵn
Để có hướng ôn tập môn Toán cụ thể, các thí sinh cần phân loại các dạng toán thi, các chuyên đề toán ôn tập. Mặt khác, soạn sẵn công thức, định lý và cách vận dụng chúng trong bài thi, câu hỏi nhưng quan trọng nhất là phải học thuộc làu làu, làm đi làm lại các bài tập vận dụng công thức đó để ghi nhớ chúng một cách nhuần nhuyễn nhất. Đã từng có rất nhiều bạn lơ là với việc học công thức nên khi vào phòng thi không biết vận dụng công thức nào cho đúng và chúng như thế nào.
Các thí sinh cần rèn luyện kiến thức bằng cách ôn tập các công thức Toán học
Sai lầm 3: Không nên quá tự tin về đáp án/ cách giải của mình
Theo một số thầy cô giáo dạy chuyên toán cho hay, không phải giải đúng đáp án là tốt, đôi khi cách giải của mình dài dòng hoặc có thiếu sót. Vì thế, bạn nên tự làm các bài tập và làm lại các ví dụ trong sách giáo khoa, sách bài tập hay các đề thi THPT Quốc gia trước khi xem lời giải để so sánh những phần mình còn thiếu sót và bổ sung chúng đầy đủ.
Trên thực tế có nhiều bạn khi nghe giảng thì hiểu bài rất nhanh nhưng khi trình bày hay diễn giả chúng thì lại tỏ ra khó khăn và lúng túng. Nguyên nhân chính là khi ôn tập các em học sinh thường chỉ nghĩ ra cách giải mà không chịu làm đầy đủ các bước để đi đến kết quả cuối cùng nên dẫn đến việc trình bày sai. Và sẽ càng nguy hiểm hơn khi vào phòng thi những áp lực tâm lý, tâm trạng căng thẳng khi bị khống chế thời gian nên dễ mắc sai sót, nhầm lẫn. Ngoài ra, khi làm xong một bài toán các em học sinh nên tập thói quen kiểm lại kết quả vừa tìm được vì nếu không rất dễ bỏ qua những sai sót một cách ngớ ngẩn.
Sai lầm 4: Coi thường thời gian làm bài
Coi thường thời gian làm bài là một sai lầm của rất nhiều em học sinh, bạn có thể giải 2 đề thi trong vòng 150 phút, tuy nhiên khi vào phòng thi có những áp lực vô hình sẽ khiến bạn cuống quýt, lo sợ và mất nhiều thời gian hơn cho 1 đề thi so với những lần làm bài tập ôn thi ở nhà. Vì thế, mới có lý do tại sao điểm bài thi thử thường cao hơn so với bài thi thật. Do đó, ngoài ôn tập kiến thức còn phải chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thoải mái…, đồng thời phải tự rèn cho mình thói quen làm bài trong điều kiện thời gian bị khống chế, tâm lý, áp lực làm bài thi, cách trình bày bài rõ ràng, gọn, đủ ý. Ngoài ra, mỗi bạn cần phải biết phát huy tối đa thế mạnh của mình. Sau khi nhận được đề thi thì phải thật bình tĩnh đọc kỹ toàn thể đề bài rồi chọn làm trước những câu mà mình có thể làm tốt, phân phối thời gian làm từng câu cho hợp lý. Xem thêm thông tin tuyển sinh Trường Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
Để làm bài thi tốt cho môn Toán trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 thì các em học sinh cần chú ý trong thời gian ôn tập cũng cần rèn luyện cho mình thói quen làm bài liên tục 180 phút không nghỉ, để khi vào phòng thi, trí óc mình mới còn minh mẫn đến những phút cuối cùng của buổi thi.
Nguồn: toancap3.com