Sơ đồ khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3
Ở bài trước các em đã được học về sơ đồ chung về khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. Với hàm số bậc 3 các em cũng làm với các bước đó.
SƠ ĐỒ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ BẬC BA: [latex]\displaystyle y=ax_{{}}^{3}+bx_{{}}^{2}+cx+d[/latex] (a # 0) .
1. Tập xác định: D = R
2. Sự biến thiên
– Xét chiều biến thiên của hàm số
+ Tính đạo hàm: y’
+ Xét dấu đạo hàm y’ và suy ra chiều biến thiên của hàm số.
– Tìm cực trị
– Tìm các giới hạn tại vô cực ([latex]\displaystyle x\to \pm \infty [/latex])
Chú ý: Hàm số bậc 3 và các hàm đa thức không có tiệm cận đứng và tiệm cận ngang
– Lập bảng biến thiên: Cần phải thể hiện đầy đủ và chính xác các giá trị trên bảng biến thiên.
3. Đồ thị của hàm số bậc 3
– Giao của đồ thị với trục tung (Oy): x=0 =>y= d => (0; d)
– Giao của đồ thị với trục hoành (Ox): y = 0 <=> [latex]\displaystyle y=ax_{{}}^{3}+bx_{{}}^{2}+cx+d[/latex] <=> x = ?
– Các điểm cực tiểu, cực đại nếu có.
– Lấy thêm một số điểm để hình dung ra hình dạng của đồ thị
– Nhận xét về đặc trưng của đồ thị: Hàm bậc ba nhận điểm I làm tâm đối xứng.
+ Trong đó: [latex]\displaystyle {{x}_{0}}[/latex] là nghiệm của phương trình y’’ = 0 (đạo hàm cấp hai bằng 0)
+ Điểm I được gọi là ‘điểm uốn’ của đồ thị hàm số.
Các dạng đồ thị hàm số bậc 3: [latex]\displaystyle y=ax_{{}}^{3}+bx_{{}}^{2}+cx+d[/latex] (a # 0)
Ví dụ thực hành: khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 3: [latex]\displaystyle y=x_{{}}^{3}+3x_{{}}^{2}-4[/latex]
1. Tập xác định: D = R
2. Sự biến thiên
– Giới hạn hàm số tại vô cực
[latex]\displaystyle \underset{{x\to +\infty }}{\mathop{{\lim }}}\,y=+\infty ;\underset{{x\to -\infty }}{\mathop{{\lim }}}\,y=-\infty [/latex]
– Chiều biến thiên:
[latex]\displaystyle y’=3x_{{}}^{2}+6x[/latex]
Cho y’ = 0 <=> [latex]\displaystyle y’=3x_{{}}^{2}+6x[/latex] = 0 <=> [latex]\displaystyle \left[ \begin{array}{l}x=0\\x=-2\end{array} \right.[/latex]
Hàm số nghịch biến trong khoảng (-2; 0)
Hàm số đồng biến trong khoảng (-∞; -2) và (0; +∞)
– Cực trị:
Hàm số đạt cực đại tại x = -2; [latex]\displaystyle {{y}_{{CD}}}[/latex] = y(-2) = 0
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0; [latex]\displaystyle {{y}_{{CT}}}[/latex]=y(0) = -4
– Lập bảng biến thiên
3. Đồ thị của hàm số (C)
Vẽ đồ thị (C) :
Đồ thị của hàm số bậc 3 đã cho nhận điểm U (-1;-2) làm tâm đối xứng.