Thí sinh nên làm gì sau khi điều chỉnh nguyện vọng năm 2020?

Sau khi điều chỉnh nguyện vọng xong, thí sinh nên làm gì là câu hỏi được quan tâm rất nhiều. Do đó, mọi người cùng tham khảo những lưu ý qua bài viết dưới đây nhé!

Thí sinh cần lưu ý sau khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Thí sinh cần lưu ý sau khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG

Theo các thầy, cô của Trường Trung học phổ thông Sài Gòn chia sẻ những lưu ý về việc cần làm gì sau khi kết thúc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2020 như sau:

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất. Và nếu điều chỉnh rồi sẽ không được điều chỉnh lại.

Kiểm tra, điều chỉnh sai sót

Theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến từ ngày 19/9 đến 17h ngày 25/9. Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu đăng ký xét tuyển từ ngày 19/9 đến 17h ngày 27/9.

Sau khi điều chỉnh xong, thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu và thí sinh có kết quả phúc khảo sau ngày 29/9) từ thời gian điều chỉnh cho đến trước 17h ngày 27/9.

Chờ điểm chuẩn

Sau khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Theo lịch, quy trình xét tuyển đợt 1 sẽ được thực hiện từ ngày 2/10 đến 17h ngày 4/10.

Các trường Đại học sẽ công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển trước 17h 5/10.

Theo dõi thông báo điểm chuẩn của các trường Đại học

Theo dõi thông báo điểm chuẩn của các trường Đại học

Chuẩn bị hồ sơ

Trong khi chờ điểm chuẩn của các trường ĐH, thí sinh đang có thời gian rảnh dỗi có thể chuẩn bị trước các giấy tờ, hồ sơ để khi biết mình trúng tuyển đại học, thí sinh không bị gấp gáp trong việc chuẩn bị hồ sơ nhập học.

Mỗi trường Đại học sẽ có những loại giấy tờ nhập học khác nhau theo quy định của từng trường. Tuy nhiên, đa số các trường đều có các giấy tờ như sau:

  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân photo công chứng.
  • Giấy khai sinh bản sao.
  • Học bạ THPT photo công chứng.
  • Sơ yếu lý lịch học sinh – sinh viên.
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Ảnh thẻ (thí sinh nên chuẩn bị cả ảnh 3×4 và 4×6; chuẩn bị tối thiểu 5 ảnh)
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự (NVQS) và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do BCH quân sự cấp (*) (đối với nam)(bản sao)

Ngoài ra, thí sinh nên chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo.

Xem thêm các trường xét học bạ

Nếu thí sinh còn chưa thực sự tự tin với mức điểm thi Tốt nghiệp THPT và sự điều chỉnh của mình thì nên tìm hiểu thông tin các trường Đại học sử dụng phương thức xét tuyển học bạ có ngành mình thích để tăng cơ hội trúng tuyển.